Blog thủ thuật win 10 V4
Hình ảnh

Sử dụng key 7/8/8/1 để nâng cấp phiên bản Windows 10 Home lên Pro

Hơn 350 triệu máy tính đang chạy Windows 10 và gần một triệu máy tính đang được nâng cấp lên Windows 10 mỗi ngày.

Nhiều người dùng đang chạy Windows 10 Home không biết thực tế rằng họ có thể nâng cấp từ Windows 10 Home lên phiên bản Pro sử dụng key Windows 7 Ultimate, Windows 7 Professional, Windows 8 Pro, Windows 8.1 Pro.


Sự khác biệt giữa Windows 10 Home và Windows 10 Pro

Phiên bản  Windows 10 Pro cung cấp nhiều tính năng mà Windows 10 phiên bản Home không có ví dụ như các tính năng như BitLocker, Hyper-V và Remote Desktop được độc quyền cho phiên bản Pro.

Nâng cấp từ Windows 10 Home lên phiên bản Pro sử dụng key Windows 7/8 /8.1

Hoàn thành các hướng dẫn dưới đây để nâng cấp Windows 10 Home của bạn lên Windows 10 Pro và kích hoạt giấy phép Windows 10 Pro sử dụng một mã khóa sản phẩm từ một trong các phiên bản dows 7 Ultimate, Windows 7 Professional, Windows 8 Pro, Windows 8.1 Pro.

Quan trọng: Đây là phương pháp nâng cấp lên Windows 10 Pro có thể không hoạt động sau khi chương trình nâng cấp miễn phí kết thúc vào ngày 29 tháng 7 năm 2016.

LƯU Ý: Khóa sản phẩm của các phiên bản khác như Basic, Home và Home Premium không thể được sử dụng để kích hoạt phiên bản Professional của Windows 10.

Bước 1: Mở Cài đặt ứng dụng Settings bằng cách nhấn vào biểu tượng bánh răng cưa trong Start menu  hoặc sử dụng tổ hợp phím Windows + L để mở nhanh.

Bước 2: Nhấn vào Update & security>Activation

Bước 3: Nhấn vào change product key bấm Yes trong hộp thoại UAC nếu có.

Bước 4: Nhập khóa sau trong hộp điền key

VK7JG-NPHTM-C97JM-9MPGT-3V66T

Nhấn Tiếp nút để bắt đầu nâng cấp Windows 10 Home lên Windows 10  Pro. PC của bạn có thể được khởi động lại một vài lần trong khi nâng cấp.


Bước 5: Sau khi nâng cấp lên phiên bản Pro lập lại thao tác từ bước 1 tới bước 4 rồi dùng key Windows 7 Ultimate, Windows 7 Professional, Windows 8 Pro, Windows 8.1 Pro, hoặc Windows 8.1 Pro để kích hoạt giấy phép Windows 10 Pro của bạn.

Bước 6: Sử dụng lại key VK7JG-NPHTM-C97JM-9MPGT-3V66T để kích hoạt bản quyền kĩ thuật số cho Windows 10 Pro.


Hình ảnh

Kích hoạt colored title bars cho Universal apps trong Windows 10 Preview 14367


Bắt đầu từ Windows 10 Preview build 14366 Microsoft mang đến 1 tùy chọn nhanh tróng kích hoạt colored title bars cho Universal apps trong Setings. Dưới đây là các bước thực hiện.

1. Mở Settings truy cập Personalization


2. Chọn Tab Color bên phải phần Show color on title bar gạt từ Off sang On.

Hình ảnh

Chia sẻ hình ảnh từ điện thoại đến máy tính trong Windows 10


Chụp ảnh trên điện thoại của bạn và Cortana có thể giúp chuyển các tập tin từ điện thoại qua máy tính của bạn qua mạng không dây nhanh chóng.

Quan trọng: Cả điện thoại và PC phải đang cài Windows 10 Insider Preview

Các bước thực hiện:
  • Đăng nhập Cortana trên máy tính và điện thoại bằng cách sử dụng cùng một tài khoản Microsoft
  • Hãy chắc chắn rằng cả hai thiết bị được kết nối wifi trong cùng một mạng.
  • Chụp một ảnh trên điện thoại.
  • Khởi chạy Cortana trên điện thoại và nói hoặc gõ "send photo to PC"
  • Các hình ảnh sẽ hiển thị trong một hộp thoại trên máy tính và bạn có thể mở ảnh hoặc tùy chọn lưu ảnh.
Hình ảnh

Tích hợp bộ cài Windows 10 vào HDD và tạo menu dualboot với Windows 10 hiện có


Lần trước Tuấn có viết bài hướng dẫn tích hợp Win 10 PE vào HDD tạo menu dualboot với Windows 10 hiện có nếu bạn nào chưa đọc thì đọc bài bên dưới tham khảo:
Trong bài này Tuấn tiếp tục hướng dẫn cách tích hợp bộ cài Windows 10 vào HDD và tạo menu dualboot với Windows 10 hiện có. Vậy cách làm này có tác dụng gì? Tuấn xin nêu ra vài ưu điểm sau:
Tuy nhiên cách làm này sẽ có 1 nhược điểm là tạo menu dualboot nên chậm thời gian khởi động vào Windows 10 đôi chút.

Các bạn theo dõi các bước Tuấn làm bên dưới:
  • Tạo 1 phân vùng trống để chứa bộ cài Windows 10
  • Copy tất cả các file cài đặt trong bộ cài vào phân vùng mới tạo.
  • Dùng Easy BCD tạo DualBoot
  • Làm ẩn phân vùng chứa bộ cài Windows 10
Những thứ cần chuẩn bị
  • Bộ cài ISO Windows 10
  • Phần mềm EasyBCDPortable
  • Một phân vùng trống kích thước bằng với kích thước bộ cài  ISO Windows 10.
Cách làm như sau:

1. Chuột phải nút Start hoặc bấm tổ hợp phím Windows + X chọn Disk Management
Từ giao diện Disk Management tìm phân vùng nào trống nhiều tiến hành shink ra một phân vùng mới kích thước theo kích thước bộ cài iso nếu win 32 bit thì lấy khoảng 3gb còn 64 bit lấy 4gb


Đặt tên cho phân vùng mới tạo


2. Mount ISO Windows 10 ra ổ ảo copy tất cả các file cài trong đó vào phân vùng vừa tạo mới




3. Chạy EasyBCD Portable chọn Add New Entry chọn file boot.wim nằm trong thư mục sources của ổ chứa bộ cài vừa copy


Đặt tên tùy thích trong khung Name rồi nhấn Add Entry


Tiếp theo qua thẻ Edit Boot Menu và làm theo hình nếu muốn có Menu Boot dạng metro thì tích vào ô Use Metro Bootloader, thiết đặt phần nào khởi động mặc định thì tích vào ô tương ứng , thời gian hiển thị menu boot trong Count down from xong bấm Save Settings để áp dụng.


4. Làm ẩn phân vùng chứa bộ cài Windows 10
Trong giao diện Disk Managerment chuột phải phân vùng chọn Change Driver Letter and Paths to.. bấm Remove


Hình ảnh

Hướng dẫn tải recovery image cho máy Surface từ trang chủ Microsoft

Để tải  recovery image cho máy Surface yêu cầu bạn cần phải có 1 chiếc usb tối thiểu 8gb đối với máy Surface RT và Surface 2 và 16 gb cho máy Surface Pro và Surface 3.

Bước 1: Truy cập vào trang tải  recovery image cho máy Surface theo link bên dưới và đăng nhập tài khoản Microsoft của bạn



Bước 2: Lựa chọn thiết bị Surface của bạn và điền Serial Number ở ô bên cạnh


Bước 3: Sau khi chọn xong tiến hành:
  • Tải Surface recovery image về máy
  • Tạo ổ đĩa phục hồi
  • Dùng ổ đãi phục hồi refresh or reset Surface
Hình ảnh

Thiết lập một bộ đếm thời gian với Cortana trên Windows 10 Insider Preview

Kể từ Windows 10 Insider Preview build 14.352 giới thiệu khả năng thiết lập một bộ đếm thời gian với Cortana . Điều này rất hữu ích nếu bạn cần phải được nhắc nhở về một cái gì đó  trong một khoảng thời gian ngắn và không muốn bận tâm với lời nhắc nhở thường xuyên.

Chỉ cần dùng Cortana  thiết lập một bộ đếm thời gian trong bao lâu nếu  tùy chọn  "Hey Cortana" được kích hoạt, về cơ bản bạn chỉ cần nói ra, nhưng bạn cũng có thể viết lệnh trong thanh tìm kiếm và Cortana sẽ thiết lập một bộ đếm thời gian nhanh chóng cho bạn theo cách đó.

Bên cạnh việc thiết lập một bộ đếm thời gian, bạn cũng có thể quản lý nó bằng cách kiểm tra bao nhiêu thời gian còn lại hoặc hoàn toàn hủy bỏ nó. Dưới đây là những gì bạn cần phải nói để Cortana để có thể quản lý các bộ đếm thời gian hiện tại của bạn.

  • “Hey Cortana, set a timer for 10 minutes”: đặt hẹn giờ trong 10 phút, bạn có thể thay đổi thời gian đặt hẹn giờ bao lâu là tùy thích


  • “Hey Cortana, how much time is left?”: bao nhiêu thời gian còn lại

  • “Hey Cortana, cancel my timer.” : hủy hẹn giờ của tôi


Với sự ra đời của tính năng này, các ứng dụng hẹn giờ không cần thiết nữa.
Hình ảnh

Phục hồi hệ thống Windows 10 bằng cách sử dụng system image files


Sau một thời gian sử dụng máy bạn có hiện tượng chậm, nhiễm virut, lỗi hệ thống không sửa được lúc này bắt buộc bạn phải hoặc Reset lại, cài mới lại hoặc đơn giản là phục hồi lại hệ thống. Cách này vô cùng đơn giản nhanh chóng giúp bạn quay trở lại thời điểm mà bạn đã sao lưu lúc hệ điều hành chưa gặp lỗi.

Nếu chọn cách phục hồi hệ thống yêu cầu bạn phải tạo file system image sao lưu trước đó, nếu bạn chưa biết cách tạo thì xem bài hướng dẫn:
Để truy cập được và sử dụng chức năng Recover Windows using a spcific system image files yêu cầu bạn phải truy cập được màn hình tùy chọn Advanced Options, xem hướng dẫn ở bài viết sau:
Tuấn chọn truy cập Advanced Options bằng phím F8 để phục hồi hệ thống, các bạn xem các hình bên dưới












Trên đây là các bước để Phục hồi hệ thống Windows 10 bằng cách sử dụng system image files, các bạn nên làm theo cách này vì nó không gây hại ổ đĩa như tạo ghost. Hi vọng bài viết có ích với bạn.
Hình ảnh

Các cách để truy cập vào màn hình Advanced Options trong Windows 10


Advanced Options là tính năng tiên tiến được Microsoft đưa vào từ Windows 8 và hiện tại là hệ điều hành Windows 10

Advanced Options bao gồm các tùy chọn cho phép người dùng Windows 10 có thể
  • Phục hồi hệ thống nếu tạo điểm sao lưu trước đó
  • Recover bằng cách sử dụng files system image
  • Sửa lỗi khởi động
  • Khởi chạy cmd
  • Quay về phiên bản cũ (nếu mới nâng cấp từ Win 7 hoặc 8.1)
Dưới đây là cách cách truy cập vào màn hình tùy chọn Advanced Options

1. Truy cập Advanced Options ngoài màn hình Desktop
Cách 1: Truy cập nhanh bằng cách nhấp chuột vào nút nguồn giữ phím Shift trên bàn phím và chọn Restart



Cách 2 là sử dụng tùy chọn Advanced startup trong Settings bằng cách truy cập vào Settings->Update & Security->Recovery chọn Advanced startup bấm Restart now



Tại màn hình Choose an option chọn Troubleshoot


Chọn Advanced Options


2. Truy cập Advanced Options ngoài màn hình khóa
Ngoài màn hình đăng nhập nhấp chuột vào nút nguồn giữ phím Shift trên bàn phím và chọn Restart



3. Truy cập Advanced Options từ bộ cài  Windows 10 trong usb hoặc đĩa
Gắn usb hoặc đĩa bộ cài Windows 10 vào máy khởi động máy chọn chế độ boot từ usb hoặc đĩa tới màn hình dưới nhấn Next.



Ở màn hình tiếp theo chọn Repair your computer



3. Truy cập Advanced Options bằng phím F8
Áp dụng cho máy boot hệ thống Lagacy (trường hợp 1 số máy boot UEFI vẫn dùng được cách này)





Như vậy Tuấn vừa hướng dẫn làm cách nào để truy cập màn hình Advanced Options qua các cách khác nhau, chọn cách nào là tùy ở bạn. Hi vọng bài viết có ích với bạn
Hình ảnh

Sử dụng System Image để sao lưu hệ thống trên Windows 10

Sao lưu hệ thống là một tính năng rất hữu ích đối với người sử dụng win 10, tính năng này đã được Microsoft tích hợp kể từ Windows Vista trở đi cho đến win 10 ngày nay tuy có thay đổi đôi chút về cách thực hiện nhưng chung quy vẫn là tạo một bản sao lưu hệ thống tại một thời điểm nhất định nào đó.


Thời điểm nào thích hợp để tạo bản sao lưu?
Sau khi cài xong Win 10, cài đặt phần mềm, cập nhật Driver cho máy, việc cần làm tiếp theo của bạn là tạo một bản sao lưu hệ thống phòng trường hợp sau này win gặp lỗi hay bị virut bạn có thể phục hồi về thời điểm mà ta đã tạo bạn sao lưu một cách nhanh chóng mà không phải cài lại win.

Có thể tạo ra nhiều bản sao lưu hệ thống hay không?
Windows cho phép bạn tạo được nhiều bản sao lưu tại nhiều thời điểm khác nhau ví dụ như sau khi cài win xong và cập nhật driver, updates, bạn tiến hành sao lưu lại ngay lúc đó. Sau khi sao lưu xong bạn lại cài đặt phần mềm và tiếp tục sao lưu lại tại một thời điểm khác trên cùng một thư mục chứa tệp sao lưu. Làm như vậy ta có một file sao lưu nhưng lại chứa nhiều thời điểm khác nhau.

Nên lưu file sao lưu ở đâu để an toàn?
Bạn nên lưu file sao lưu hệ thống trên một phân vùng riêng và ẩn phân vùng đó. Làm như vậy vừa an toàn lại vừa chuyên nghiệp.
Bài viết này sẽ hướng dẫn làm thế nào để sao lưu hệ thống win 10 trên một phân vùng ẩn riêng Recovery. Các hình bên dưới đã kèm theo text hướng dẫn rồi, bạn chỉ cần xem hình và làm theo từng bước là được.
Download phần mềm MiniTool Partition Winzard Professional v8.1 Portable tại đây